Microsoft hướng dẫn khắc phục lỗi máy in trên Windows 10 và 11
Quay lại với phòng tối, để có một phòng tối đúng chuẩn (vì Phạm Tuấn Ngọc du học và áp dụng tiêu chuẩn rọi ảnh đen trắng của nước ngoài) phải đầu tư một số tiền rất lớn. Chơi ảnh đen trắng là hình thức chơi công phu, xa xỉ, gần như là "luxury" (cao cấp) trong nhiếp ảnh thủ công, đồng thời người chơi - nghệ sĩ phải được đào tạo bài bản về chuyên môn.Phẫn nộ ô tô liều lĩnh quay đầu 'như tự sát' trên cao tốc
Sự trở lại của Minh Hằng trong chương trình Gala nhạc Việt sau 10 năm nhận được sự quan tâm của khán giả. Trong vai trò MC, Trấn Thành lúc giới thiệu tiết mục của diễn viên Gọi giấc mơ về đã gọi cô là “người quen đã lâu không gặp”. Khi Hồ Ngọc Hà hỏi: “Ai vậy”, nam MC trả lời: “Mời quý vị gặp gỡ Minh Hằng và bài hát Chuyện cũ bỏ qua”. Ngay sau đó, biểu cảm của Hồ Ngọc Hà được mọi người quan tâm. Trên mạng xã hội, một số người dùng đào lại ồn ào trước đây của cả hai người đẹp và cho rằng giọng ca Cả một trời thương nhớ “đứng hình” khi Trấn Thành nhắc tên Minh Hằng. Liên quan đến những thông tin này, Trần Thành Trung - tổng đạo diễn Gala nhạc Việt cho hay Hồ Ngọc Hà đã biết trước thông tin Minh Hằng tham gia chương trình và “không có ý kiến gì về việc này”. Ông khẳng định từ trước đến nay, bà mẹ ba con dù có thích hay không thích ai cũng đều chuyên nghiệp khi làm việc nên “không có chuyện đơ hay đứng hình như một số nơi đã đăng”. “Lúc đầu tôi không hề có dự định sẽ có một tiết mục trong Gala nhạc Việt như thế này đâu. Nhưng sau một cuộc nói chuyện điện thoại với Minh Hằng, tôi nghĩ có những chuyện cần phải gỡ nút thắt và tiết mục Chuyện cũ bỏ qua được lên ý tưởng, Minh Hằng đề nghị viết thêm đoạn x-part mới”, tổng đạo diễn chia sẻ. Về vụ ồn ào trước đó của hai sao nữ, ông Trần Thành Trung cho rằng Hồ Ngọc Hà không có ý như mọi người nghĩ. “Chắc chắn Hà không có ý và không hề nói câu: Có người này thì không có người kia", tổng đạo diễn Gala nhạc Việt khẳng định.“Khi sự việc xảy ra Hà chọn cách im lặng vì thời gian sẽ trả lời tất cả. Mình hiểu khi một câu chuyện bị đẩy đi quá xa thì những người trong cuộc sẽ rất bối rối. Hà bị tổn thương, thiệt hại rất nhiều. Và mình biết Hằng cũng tổn thương khi nghe được những điều không đúng. Với mỗi câu chuyện, mỗi người có một góc nhìn khác nhau, đúng sai đôi khi là nhận định cảm tính của từng cá nhân, nhất là ở từng giai đoạn khác nhau. Mình chỉ mong mọi người đừng suy diễn quá đà, đừng kích mọi chuyện để nó đi xa hơn nữa thôi”, ông Trần Thành Trung viết.
Phụ nữ dưới 40 tuổi cần làm gì để tránh nếp nhăn ở cổ?
Ngày 3.3 (theo giờ Mỹ), trong khuôn khổ chương trình quảng bá điện ảnh Việt Nam tại Mỹ nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mỹ, Hiệp hội Xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam (VFDA) do TS Ngô Phương Lan - Chủ tịch VFDA, nguyên Cục trưởng Cục Điện ảnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với tập thể lãnh đạo cao cấp của Sony Pictures (một trong những hãng phim lớn ở Hollywood, thành viên của Hiệp hội Điện ảnh Mỹ) nhằm tiến đến hợp tác sản xuất phim ở Việt Nam.Đại diện Sony Pictures có ông Sanford Panitch, Chủ tịch Sony Pictures, ông Andy Davis (Chủ tịch phụ trách sản xuất phim), bà Katie Goldstein (Giám đốc điều hành)… Được biết, Sony Pictures sản xuất khoảng 15 bộ phim lớn mỗi năm, đa số là phim chiếu rạp (có thể kể đến loạt phim nổi tiếng như Spider-Man, Venom, Men in Black, Paddington in Peru, Bad Boys for Life…).Tại buổi làm việc, TS Ngô Phương Lan cho biết, VFDA được thành lập năm 2019 với mục tiêu hỗ trợ sự phát triển của điện ảnh Việt Nam bằng cách tư vấn, đề xuất, xây dựng chính sách điện ảnh. VFDA nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển môi trường cho ngành điện ảnh trong nước, đồng thời từng bước hội nhập sâu hơn trên trường quốc tế. Giới thiệu về những điều kiện, ưu đãi nếu nhà đầu tư đến Việt Nam sản xuất phim, TS Lan chia sẻ, Việt Nam có khả năng trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, nhà sản xuất phim từ khắp nơi châu Á và thế giới, bởi Việt Nam có rất nhiều danh lam thắng cảnh. Về cơ chế chính sách theo luật Điện ảnh mới có hiệu lực từ năm 2023 đã mở hơn so với luật cũ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà làm phim trong nước và quốc tế. Chưa kể làm phim ở Việt Nam với chi phí sản xuất phải chăng."Trong khi chờ chính phủ quy định chính sách ưu đãi khuyến khích cho các nhà làm phim sản xuất phim ở Việt Nam, hiệp hội đã nỗ lực hỗ trợ các tỉnh, thành tại Việt Nam trong việc nhận thức tầm quan trọng và tiềm năng của ngành công nghiệp điện ảnh, bên cạnh phát triển văn hóa, du lịch", TS Lan cho biết.VFDA đã xây dựng được bộ chỉ số thu hút đoàn phim (PAI), khuyến khích các địa phương tự đánh giá theo các tiêu chí PAI. PAI sẽ giúp các địa phương từng bước hiểu được những nhu cầu cụ thể của một đoàn phim, đồng thời là cầu nối hữu ích khi tạo ra những điều kiện cơ bản thuận lợi để thu hút quay phim tại địa phương."Ví dụ quay phim tại địa phương về xe cộ, khách sạn, ăn uống, cảnh quay, nhân lực… các tỉnh hỗ trợ tối đa, thậm chí miễn phí để đoàn làm phim có điều kiện tốt nhất khi đến quay phim", TS Lan nói.Tại buổi gặp, ông Sanford Panitch đánh giá cao về sự nỗ lực của VFDA trong việc quảng bá điện ảnh Việt Nam ra thế giới và hỗ trợ các nhà làm phim trong nước lẫn quốc tế. Việc tổ chức thường niên Liên hoan phim Châu Á tại Đà Nẵng (DANAFF) cũng là một bước tiến lớn trong việc phát triển ngành công nghiệp điện ảnh tại Việt Nam.Ông bày tỏ sự quan tâm đến việc đến Việt Nam làm phim để chiếu tại rạp, nhưng có nhiều lo lắng về các ưu đãi tài chính, năng lực của đoàn làm phim địa phương và khả năng kiểm duyệt phim. Phía Sony Pictures cho rằng đây cơ hội tuyệt vời để các nhà làm phim Hollywood khám phá các danh lam thắng cảnh ở Việt Nam, hợp tác với các đối tác tại Việt Nam, mong muốn VFDA là đơn vị hỗ trợ để có thể thảo luận về dự án cụ thể trong thời gian tới."Chúng tôi rất hào hứng có dịp tham gia DANAFF, sự kiện này sẽ là cơ hội tuyệt vời để giao lưu và kết nối với các nhà làm phim, nhà sản xuất từ khắp nơi trên thế giới. Tôi thấy Việt Nam là đất nước có kiến trúc độc đáo cùng những tài năng điện ảnh mới mẻ, trẻ, mang đến nhiều cơ hội thú vị trong lĩnh vực sản xuất phim ảnh. Nhưng ở giai đoạn khó khăn hiện tại, điều quan trọng nhất là ưu đãi tài chính và tìm kiếm tài trợ để cùng sản xuất phim", ông Andy Davis bày tỏ.Theo ông Andy Davis, "trong quá trình sản xuất, các hãng phim thường quay lại những địa điểm quen thuộc như Anh, Đông Âu, Úc. Nhưng chúng tôi đang khao khát tìm kiếm những môi trường mới để thỏa sức sáng tạo trong các bộ phim của mình". Ông Andy Davis cho rằng, ưu đãi tài chính từ chính phủ địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định địa điểm quay phim của các nhà làm phim ở Mỹ, bởi các ưu đãi giúp giảm chi phí sản xuất. Ngoài ra, một trong những thách thức lớn nhất mà các nhà sản xuất phim phải đối mặt là quy trình duyệt kịch bản tại các quốc gia có yêu cầu kiểm duyệt nghiêm ngặt.Tuy nhiên, TS Ngô Phương Lan nhấn mạnh, theo luật Điện ảnh mới - cởi mở cho các nhà làm phim, chỉ cần nộp kịch bản phần quay phim ở Việt Nam, còn lại có thể tóm tắt kịch bản, làm sao phù hợp với các quy định ở Việt Nam, đảm bảo bộ phim có thể được sản xuất, công chiếu thuận lợi nhất.VFDA chia sẻ thêm, ngân sách trung bình cho một bộ phim ở Việt Nam dao động từ 2 triệu USD đến tối đa 4 triệu USD, những bộ phim này có thể mang lại doanh thu phòng vé đáng kể, có bộ phim đã lên đến khoảng 25 triệu USD."Trong khi chờ chính phủ Việt Nam ban hành nhừng quy định cụ thể về ưu đãi tài chính cho các phim nước ngoài quay tại Việt Nam, VFDA có thể tìm những gói ưu đãi từ các địa phương quay phim, đồng thời tư vấn để dự án phim vừa đảm bảo đúng quy định của luật Điện ảnh, vừa đạt được yêu cầu về nội dung và tài chính của phía Sony Pictures", TS Ngô Phương Lan cho biết.
Ngày 26.2, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức hội nghị triển khai quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Tổ chức Trung ương Đỗ Trọng Hưng dự và trao quyết định tại hội nghị. Hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư điều động, chỉ định ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Hậu Giang, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đồng thời được giới thiệu bầu giữ chức Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang khóa XV.Ông Nguyễn Tuấn Anh (50 tuổi, quê quán Thanh Hóa), trình độ tiến sĩ nông nghiệp tại Đại học Quốc gia Seoul (2005), Phó giáo sư (2010), cao cấp lý luận chính trị. Ông có 15 năm kinh nghiệm nghiên cứu, giảng dạy lĩnh vực nông nghiệp, môi trường và biến đổi khí hậu; giữ nhiều chức vụ quản lý tại Đại học Thái Nguyên. Sau đó, ông Nguyễn Tuấn Anh được điều động giữ chức Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thuộc Văn phòng Quốc hội, Ủy viên Ban Thư ký Quốc hội khóa XIV; đại biểu Quốc hội các khóa XIV và XV. Trước khi nhận nhiệm vụ tại Hậu Giang, ông giữ chức vụ Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Israel.Tại hội nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Tổ chức Trung ương Đỗ Trọng Hưng cho biết, ông Nguyễn Tuấn Anh là cán bộ được đào tạo bài bản ở trong và nước ngoài, dù ở cương vị công tác nào cũng luôn hoàn thành tốt công việc được giao. Với cương vị mới, ông được kỳ vọng sẽ tiếp tục nỗ lực, phấn đấu hơn nữa để gặt hái những thành công mới, thành tích mới, xứng đáng với niềm tin của Trung ương, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hậu Giang.
'Những trận cầu khó quên’ tại giải PES Báo Thanh Niên mở rộng 2023
Ngày 16.1, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cà Mau đã có kết luận kiểm tra việc thực hiện hợp đồng khám chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) tại Công ty TNHH Dược phẩm TVT - Phòng khám đa khoa Sài Gòn (gọi tắt là Phòng khám Sài Gòn, đặt tại TT.Trần Văn Thời, H.Trần Văn Thời, Cà Mau). Thời kỳ kiểm tra từ tháng 2.2023 đến ngày 30.6.2024.Trong năm 2023, BHXH tỉnh Cà Mau dự kiến chi 18,196 tỉ đồng cho KCB BHYT tại phòng khám này. Tuy nhiên, Phòng khám Sài Gòn đã thực hiện KCB ngoại trú cho 99.715 lượt bệnh nhân, tổng chi phí đề nghị thanh toán hơn 25,498 tỉ đồng, vượt dự kiến chi 7,229 tỉ đồng. Chi phí bình quân mỗi lượt điều trị là 255.709 đồng. Phòng khám đã được tạm ứng 16,949 tỉ đồng.Trong 6 tháng đầu năm 2024, phòng khám tiếp tục KCB ngoại trú cho 69.176 lượt bệnh nhân, tổng chi phí đề nghị thanh toán 18,270 tỉ đồng, chi phí bình quân mỗi lượt điều trị là 264.117 đồng. BHXH H.Trần Văn Thời đã tạm ứng và cấp chuyển kinh phí KCB BHYT 17,179 tỉ đồng, trong đó thanh toán quý 2/2023 là 3,575 tỉ đồng và tạm ứng quý 1/2024, quý 2/2024 là 13,064 tỉ đồng.Đoàn kiểm tra đã phát hiện nhiều sai phạm nghiêm trọng. Cụ thể, chọn ngẫu nhiên 6 trường hợp bệnh thuộc danh mục bệnh điều trị dài ngày/mãn tính trong năm 2023, nhưng phòng khám không có lập hồ sơ bệnh án giấy hoặc bệnh án điện tử theo quy định dù các bệnh nhân này khám bệnh thấp nhất là 31 lần/năm, cao là 42 lần/ năm, vi phạm Điều 59 Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Đặc biệt, nhiều bác sĩ không làm việc nhưng vẫn có phát sinh y lệnh, như bác sĩ N.C.N. (4 ngày), D.T.H. (6 ngày), T.T.L. (3 ngày), T.V.H. và H.L.T.N. (2 ngày).Ngoài ra, bác sĩ T.M.T ký hợp đồng lao động với Phòng khám Sài Gòn, có đăng ký làm việc trên cổng thông tin Sở Y tế tỉnh Cà Mau, nhưng lại tham gia BHXH tại Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam (TP.HCM). Một số bác sĩ như L.T.B., N.T.T.H. và L.T.N. chưa được đăng ký hành nghề trên cổng thông tin Sở Y tế Cà Mau. Trường hợp bà N.T.T.H. không có tên trong danh sách người hành nghề tại phòng khám đăng ký trên cổng thông tin Sở Y tế tỉnh Cà Mau, nhưng vẫn có chấm công làm việc, đồng thời tham gia BHXH tự nguyện tại Mỏ Cày Bắc (Bến Tre).Đoàn kiểm tra cũng phát hiện phòng khám thanh toán chi phí KCB BHYT không đúng quy định với tổng số tiền 106 triệu đồng. Một số dịch vụ kỹ thuật như điện châm, cấy chỉ điều trị đau lưng, mất ngủ, và các hội chứng vai gáy chưa được Sở Y tế tỉnh Cà Mau phê duyệt nhưng vẫn được thanh toán BHYT. Nhiều trường hợp khâu vết thương phần mềm không có hồ sơ ngoại trú, không mở sổ theo dõi, không vẽ lượt đồ hoặc mô tả độ nông sâu của vết thương.Trước những sai phạm trên, BHXH tỉnh Cà Mau yêu cầu Phòng khám Sài Gòn và BHXH H.Trần Văn Thời rà soát, khắc phục sai sót, đồng thời báo cáo kết quả xử lý để đảm bảo thực hiện đúng quy định pháp luật.